Vì sao nhiều người lại không thích bán hàng

Đời sinh ra mỗi người một việc, có người thích nghiên cứu khoa học, có người thích giảng dạy, có người lại thích lăn lộn thương trường Kinh doanh….Nhưng, ai rồi cũng phải “bán hàng”  và ai cũng có thể bán hàng. Còn bán tốt hay không còn phụ thuộc vào tố chất và sự nổ lực người đó.

Thế giới ngày nay đã chứng minh, bán hàng là môn nghệ thuật mang tính khoa học. Để trở thành một người bán hàng thành công, bạn không chỉ biết nói hay. Bạn phải là người có khả năng đọc được ngôn ngữ sản phẩm “Thông số kỹ thuật sản phẩm nói lên điều gì”, đặc tính làm ra sản phẩm mục đích là gì, những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng là gì?. Ngoài ra bạn còn phải giống như một người diễn viên trên sân khấu, phải nắm bắt tâm lý của khán giả, lúc nào nên diễn vai bi, lúc nào nên diễn vai hài. Câu chuyện nào được lồng ghép vào bài nói để cho trở nên sinh động.

Rồi cách bạn giao lưu, giao tiếp với khán giả như thế nào để người ta yêu mến bạn và hình ảnh bạn luôn sống mãi trong tim của khán giả. Đôi lúc, vai trò của người bán hàng còn cao cả hơn, họ giống như một bác sĩ, một chuyên gia tâm lý trị liệu, những lời họ nói, những gì họ đại diện là cả một niềm tin.

Vậy vì sao ai cũng có khả năng bán hàng  nhưng không nhiều người thích bán hàng?

Theo tôi có 2 nguyên nhân chính: một là họ không thực sự tìm được động cơ để bán hàng và hai là vì họ sợ (nỗi đau vô hình ảnh có thể là neo cảm xúc từ lúc còn nhỏ và không ai được dạy phải bán hàng), chúng ta chỉ được dạy học văn, sử, địa, toán , lý, hóa…lớn lên được học rất nhiều môn khác nhưng ngay cả trường Đại học Kinh tế vẫn không có bộ môn bán hàng (họ chỉ có bộ môn kinh doanh). Toàn bộ kiến thức bán hàng hiện nay chúng ta học được hoàn toàn qua sách và qua kinh nghiệm truyền lại của những người đi trước

Nói về động cơ, nếu quan sát động cơ kinh doanh theo Tháp nhu cầu Maslow,

  • Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về “thể lý” (physiological) – thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
  • Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
  • Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) – muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
  • Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) – cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
  • Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self – actualization) – muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Tháp nhu cầu

Nhưng nếu nhìn một cách tổng quan, bảng biểu này có thể chia làm hai phần chính là liên quan đến “tiền” (bao gồm sinh tồn và an toàn) và liên quan đến “cái tôi” (bao gồm sự công nhận, quyền lực và khẳng định bản thân).

Nếu động cơ chính của bán hàng chỉ tập trung vào việc kiếm tiền, nghĩa là chúng ta muốn thỏa mãn các nhu cầu về vật chất như ăn, ở hay các tài sản khác. Và nhiều người sau khi đạt được mức độ tài chính nhất định, họ không còn quan tâm đến nó nhiều nữa.

Rất nhiều người bán hàng chỉ để khẳng định bản thân, mang đến cho cộng đồng một điều có ích. Chính vì vậy, nếu bạn là một người lãnh đạo đội nhóm bán hàng, bạn cũng cần nhận ra được những nhân tố nào cần “Tiền” và những nhân tố nào cần “thể hiện” để có những cách tạo động lực cho xứng đáng.

Phần đông chúng ta có nổi sợ khi phải bán một cái gì đó là vì: Không biết phải nói gì, sợ người khác đánh giá mình, nghề bán hàng chưa phải là một nghề cao sang được công nhận (Tôi đã bỏ nghề kỹ sư và theo nghiệp bán hàng 12 năm nay), họ không dám đánh đổi, không tin vào chính bản thân mình…và họ thiếu nhiều kỹ năng khác để có thể bán được cái gì đó cho ai đó.

Nhưng ai rồi cũng bán, nếu bạn là nhà phát minh, nhà khoa học,bạn làm ra sản phẩm hay nhưng không tìm được người mua nó thì sản phẩm đó cũng chỉ là kỷ vật nằm trong phòng thí nghiệm hoặc gara mà thôi. Nghề bán hàng đem đến niềm vui, hạnh phúc cho bao người, nghề bán hàng thay đổi bộ mặt của hoạt động kinh doanh. Nghề bán hàng góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, sản xuất.

Theo tôi, dù thích hay không thích, bạn cũng nên trang bị cho mình ít kỹ năng bán hàng để làm chủ cuộc sống của chính bạn

Tham khảo khóa học bán hàng từ cơ bản đến nâng cao: https://bqtraining.edu.vn/khoa-hoc-seri-sales-success/

Nguyễn Bão Quốc

Founder & CEO BQ Training & Coaching

12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of