11 Điều vô cùng quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh

Trong kinh doanh: Không lập kế hoạch có nghĩa là bạn đã lập kế hoạch cho sự thất bại. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần phải phác thảo một bản đồ chi tiết từ khâu phác thảo ý tưởng, đến nghiên cứu thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh, cách thức bán hàng và marketing và chứng minh tính khả thi của dự án. Lập kế hoạch kinh doanh là một phần không thể thiếu với những người làm kinh doanh

11 điều quan trọng sau đây sẽ giúp bạn xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

1. Ý tưởng kinh doanh : “hành trình vạn dặm nhưng phải bắt đầu từ bước chân đầu tiên” trong kinh doanh cũng vậy, trước khi bước chân ra kinh doanh gì, điều đầu tiên bạn cần phải có Ý tưởng kinh doanh, muốn bán cafe hay trà sữa, muốn bán mì quảng hay bánh mì chả cá, muốn khởi nghiệp sáng tạo mobile app hay kinh doanh truyền thống….Không có ý tưởng thì không có gì cả. Vậy làm sao để có ý tưởng kinh doanh tốt (https://bqtraining.edu.vn/khoi-nghiep-tu-y-tuong-den-thuc-thi/)

2. Mục tiêu kinh doanh : Là thứ bạn muốn đạt được và sẵn sàng đánh đổi để đạt được là gì, mục tiêu kinh doanh có thể là lợi nhuận, doanh số, thị trường,…Bạn sẽ là ai sau 1 năm, 3 năm, 5 năm và lâu hơn nữa…Việc đặt mục tiêu sẽ cho bạn động lực để hành động mỗi ngày.

Để có được một mục tiêu tốt, mục tiêu bạn cần phải S.M.A.R.T trong đó: S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu thị trường: Bạn cần phải biết mình bán gì, bán cho ai và bán ở đâu. Sai lầm lớn nhất của người kinh doanh là không nghiên cứu trước thị trường và không có phương pháp nghiên cứu thị trường đúng. Hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ cho ta biết chân dung khách hàng thực của công ty là ai? họ quan tâm điều gì? TAM – SAM – SOM thế nào. Rất nhiều cách để nghiên cứu thị trường:

  • Thông qua internet: qua các công cụ có sẵn như google trend, simply measured, similar web…
  • Thông qua các Report của các công ty nghiên cứu thị trường: Nielsen, statista,….
  • Trực tiếp khảo sát

4. Phân tích SWOT: 

Ông bà xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc hiểu được mình có gì, lợi thế cạnh tranh gì, điểm mạnh điểm yếu về nguồn lực con người, tài chính…Hiểu được đối thủ mạnh yếu ra sao, thị trường đang vận hành theo quy luật nào và bạn làm được gì trong thị trường đó

5. Mô hình kinh doanh (Business Model): Cách thức kinh doanh của bạn có gì khác biệt, kinh doanh theo kiểu truyền thống hay kinh doanh online, kinh doanh kết hợp online và offline gọi là mô hình O2O.

Có những mô hình kinh doanh sáng tạo theo dạng nền kinh tế chia sẻ như: UBER, AirBnB, Grab…

6. Chiến lược marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới)- position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Chiến lược bán hàng: Cách thức bạn sẽ bán hàng cho khách hàng như thế nào, hành trình trải nghiệm khách hàng ra sao, cách thức chăm sóc khách hàng và cách khai thác vòng đời khách hàng.

8. Kế hoạch nhân sự: 

Đội ngũ sáng lập, đội ngũ vận hành hiện tại, đội ngũ dự kiến tương lai, cách thức giao việc, kiểm soát công việc, cách thức đánh giá nhân sự, đào tạo nhân sự…

9. Kế hoạch tài chính: Tài chính là máu của doanh nghiệp, tài chính không ổn doanh nghiệp khó sống sót.

Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Lập các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ…

10. Thực thi:

Thành công = Chiến lược đúng + thực thi đúng

Tất cả chỉ ở trên giấy nếu bạn không có kế hoạch hành động cụ thể, bạn cần phải chi tiết từng hành động một

11. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh

Trong thế giới VUCA hiện nay, không có gì là đúng trong thời gian dài, thị trường luôn luôn biến động bởi điều kiện sống và môi trường luôn thay đổi. Chính vì vậy, mọi chiến lược đưa ra đều cần được kiểm tra thực tế, đánh giá tính chính xác và hiệu chỉnh lại Kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với từng thời điểm.

Chúc các bạn thành công!

Bạn muốn được hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hãy liên hệ công ty BQ TRAINING & COACHING qua Hotline: 0916145151

Nguyễn Bão Quốc

Founder & CEO BQ Training & Coaching

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of