Thách thức lãnh đạo – vai trò của lãnh đạo trong khủng hoảng

Đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế chưa kịp phục hồi thì dường như chúng ta đang rơi vào những ngày đầu của sự khủng hoảng kinh tế (theo chu kỳ 10 năm). Một bài viết trên trang: www.gso.gov.vn đưa tin: “Theo báo cáo “Liệu cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra” phát hành vào tháng 9/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB), dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 đã bị hạ thấp đáng kể so với thời điểm đầu năm 2022. Cụ thể, tháng 01/2022, WB dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 và 2023 là 4,1% và 3,3%;  đến tháng 8/2022, đã giảm xuống, chỉ còn 2,8% và 2,3%. Theo đó, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023. Mặc dù những dự báo này không chỉ ra một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2022-2023, nhưng theo kinh nghiệm từ những cuộc suy thoái trước đó, có ít nhất hai nhân tố cảnh báo suy thoái sẽ diễn ra trong những tháng sau. Đó là (1) Tăng trưởng toàn cầu suy yếu đáng kể trong năm trước; (2) Tất cả các cuộc suy thoái toàn cầu trước đây đều trùng khớp với sự suy thoái mạnh hoặc suy thoái hoàn toàn ở một số nền kinh tế lớn”

Và trong những giai đoạn như thế này, vai trò người lãnh đạo của tổ chức cần được phát huy, 7 bài học về lãnh đạo trong khủng hoảng đã được tác giả Bill George đúc kết và chia sẻ trong cuốn sách của mình ” 7 Bài học lãnh đạo trong khủng hoảng”, sau đây chúng ta cùng điểm lại các bài học:

Bài học 1: Đối mặt với thực tế, tự mình bắt đầu. Đối mặt với thực tế của cuộc khủng hoảng là bài học quan trọng nhất. Nếu như bạn không thừa nhận đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả vai trò của bạn trong việc tạo ra nó, bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề.

Bài học 2: Đừng như dãy Altas, hãy bỏ gánh nặng xuống khỏi vai. Bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một mình, vì vậy đừng cố gắng đặt cả thế giới lên vai của bạn. Tạo quan hệ với những nhân sự khác trong tổ chức và trong cuộc sống cá nhân để bạn có thể chia sẻ gánh nặng, và điều này sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng. Đây là một cơ hội tốt để giúp cho đội ngũ của bạn trở nên vững mạnh vì sức mạnh tập thể sẽ được phát huy tối đa trong khủng hoảng.

Bài học 3: Đào sâu tìm nguyên nhân gốc rễ. Khi xảy ra khủng hoảng, bạn sẽ có xu hướng chọn những giải pháp khắc phục nhanh chóng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến việc không tìm ra các vấn đề thật sự và tổ chức của bạn có nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này là tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và thực hiện các giải pháp dài hạn.

Bài học 4: Hãy sẵn sàng cho một chặng đường dài. Khi bạn đối mặt với những vấn đề quan trọng, phản ứng đầu tiên có thể là mọi thứ thực sự không thể tồi tệ như vậy. Nhưng trong giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ nhìn được phần nổi của tảng băng và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trong một cuộc khủng hoảng, tiền mặt là vua. Để sống sót qua khủng hoảng, bạn cần phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài có thể phải đối mặt với tình hình tồi tệ nhất. Và vì vậy, bạn cần phải có một tâm thế thật sẵn sàng để vượt qua cuộc khủng hoảng.

Bài học 5: Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng có lợi. Những thách thức bạn đang đối mặt rõ ràng lại tạo ra cơ hội tốt nhất để bạn thực hiện những thay đổi lớn trong tổ chức của mình. Cuộc khủng hoảng sẽ giúp giảm đáng kể những sự phản kháng vốn sẽ xuất hiện trong các thời điểm ổn định. Bạn nên nhanh chóng tiến hành các thay đổi cần thiết để củng cố tổ chức của mình sau khi đã hồi sinh tổ chức thành công.

Bài học 6: Khi trở thành tâm điểm chú ý: Hãy tuân thủ Chính Bắc của bạn. Trong khủng hoảng, mọi người đều quan sát những gì bạn làm. Dù muốn hay không, bạn vẫn là tâm điểm chú ý của cả bên trong và bên ngoài công ty. Bạn sẽ tập trung vào Chính Bắc của mình hay không chịu nổi áp lực?

Bài học 7: Hãy cứ tấn công; tập trung để giành được chiến thắng tại thời điểm hiện tại. Khi ra khỏi khủng hoảng, thị trường sẽ không bao giờ còn giống như lúc đang trong khủng hoảng. Vì vậy, đừng chỉ vùi đầu vào những lỗ hổng và chờ đợi hoạt động kinh doanh trở lại. Đây là cơ hội để bạn định hình lại thị trường và phát huy thế mạnh của mình. Trong khi những người khác đang khâu vá vết thương của họ, bạn hãy tập trung để giành chiến thắng.

(Nguồn: Internet)

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of