QUY TRÌNH 9 GIAI ĐOẠN CỦA 1 START UP CƠ BẢN

Khởi nghiệp hiện đang là một xu hướng được đông đảo người trẻ đón nhận. Tuy nhiên, để đưa một công ty khởi nghiệp đi đến thành công chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hàng nghìn công ty được lập ra rồi tuyên bố phá sản.

Hàng trăm ý tưởng mãi mãi nằm trên giấy mà không cách nào đưa vào thực tiễn. Phải chăng giới trẻ đã quá vội vàng, hấp tấp để lao vào vòng xoáy Startup mà không có sự chuẩn bị trước? Làm thế nào để có được quy trình, các bước khởi nghiệp tối ưu và phù hợp nhất.

Hiểu một cách dễ hình dung, quy trình khởi nghiệp giống như quá trình trồng 1 cây táo, bạn phải chuẩn bị từ lúc có ý định trồng cây, trồng cây giống, chăm bón đến khi hái được quả. Đó là cả một quá trình và gần như không thể làm theo kiểu “đi tắt đón đầu”.

Hãy cùng BQ Training tham khảo quy trình gồm 9 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của bản thân

Các nội dung chính gồm có: Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, gia đình, mối quan hệ, …. hầu hết mọi người chúng ta từng gặp đều có các lợi thế nhất định để khởi nghiệp. Ví dụ có rất nhiều người đang làm chuyên môn (giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, kinh doanh, ..), có để dành được một khoản tiền tương đối thì cơ hội khởi nghiệp sẽ cao hơn, khó khăn của họ đó là chỉ giỏi về chuyên môn nhưng không hiểu sâu về kinh doanh, khởi nghiệp.

Startup Là Gì? 9 Yếu Tố Giúp Bạn Khởi Nghiệp Thành Công

Bước 2: Tìm kiếm ý tưởng phù hợp

Tìm kiếm ý tưởng phù hợp là tìm các ý tưởng phù hợp với bạn, có khả năng thực hiện được trong khả năng của bạn. Thông thường sẽ lọc ra 1 danh sách ý tưởng tiềm năng và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất. Các sai lầm thường mắc phải phổ biến đó là có quá nhiều ý tưởng viển vông, ý tưởng quá lớn, ý tưởng về một lĩnh vực bạn không có hiểu biết gì cả,…

Bước 3: Xây dựng bản dự án (hoặc kế hoạch) kinh doanh sơ bộ

Đây là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp, tập trung vào các nội dung, phân tích chính, chưa đi vào các kế hoạch chi tiết. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện,….

Bước 4: Xây dựng các bản dự án điều chỉnh

Bản dự án sơ bộ sẽ được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chi tiết với nhiều sự điều chỉnh để chọn ra phương án, kế hoạch tối ưu nhất.

Bước 5: Xây dựng dự án chi tiết

Tổng hợp tất cả các nội dung của dự án điều chỉnh để hoàn thiện và xây dựng nên dự án chi tiết, hay còn gọi là dự án khả thi. Trong bản dự án chi tiết sẽ cụ thể hóa tất cả các vấn đề, tất cả các nội dung và kế hoạch thực hiện của dự án. Khi thực hiện dự án sẽ làm theo những nội dung này.

Bước 6: Chuẩn bị nguồn lực để thực hiện

Gồm có chuẩn bị về kiến thức, tài chính, nhân sự, pháp lý, văn phòng, địa điểm, công cụ, thiết bị,… tùy theo từng dự án.

Bước 7: Thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện dự án cũng giống như khi đã có tất cả nguồn lực cần thiết và bản thiết kế thì chúng ta đi sẽ xây nhà vậy. Và sự khác nhau giữa một ngôi nhà cấp 4 với căn nhà cao tầng tương tự như sự khác nhau về quy mô, độ khó, thời gian, chi phí,… của các dự án.

Bước 8: Chạy thử nghiệm dự án

Đây là giai đoạn chạy thử nghiệm nội bộ trước khi thương mại hóa chính thức.

Bước 9: Chạy chính thức dự án

Trong một số trường hợp, tùy theo độ lớn, độ phức tạp, lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể thì có thể phát sinh thêm nhiều giai đoạn khác hoặc rút ngắn quy trình.

7 lý do mà bạn nên kinh doanh nhỏ thay vì theo đuổi giấc mơ Start-up

Rõ ràng, để trở thành một nhà lãnh đạo, một doanh nhân thành công là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bạn phải làm theo từng bước trong kế hoạch thì chắc chắn ý tưởng của bạn vẫn còn khả thi và doanh nghiệp vẫn phát triển bền vững.

BQ Training hy vọng với quy trình 9 giai đoạn khởi nghiệp trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, giúp bạn có một chiến lược kinh doanh thành công.

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of