5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT – KHI GÓP VỐN KINH DOANH

Khi bạn mới khởi nghiệp, với kinh nghiệm ít ỏi và nguồn vốn hạn hẹp thì việc góp vốn đầu tư kinh doanh là giải pháp tốt được nhiều người lựa chọn vì nó giải quyết cho bạn về vấn đề vốn đầu tư đồng thời có thêm cộng sự cùng chí hướng để hỗ trợ nhau trong công việc. Thế nhưng người ta thường nói, người Việt mà góp vốn làm ăn chung thế nào cũng không bền. Nguyên nhân là do người Việt chúng ta thường suy nghĩ: tiền bạc không quan trọng, quan trọng là tình cảm nên khi hợp tác làm ăn chúng ta thường không quan tâm đến các nguyên tắc ràng buộc, không đưa ra những thỏa thuận rõ ràng ngay từ ban đầu vì vậy nên mới có chuyện, làm ăn chung lúc khó khăn thì không nói gì, thậm chí là rất tốt, có khi còn đồng can cộng khổ nhưng khi ăn nên làm ra, ai cũng muốn dành phần hơn. Ai cũng nghĩ công lao mình nhiều hơn nhưng lợi nhuận chia đều bằng nhau nên xảy ra mâu thuẫn. Có một thực tế là khi chọn người chung vốn làm ăn đa phần mọi người sẽ chọn: bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp. Vì họ cho rằng đó là người thân có mối quan hệ gần gũi, thân thiết nên có thể tin tưởng được. Đây chính là sai lầm khiến rất nhiều người phải trả giá. Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh và chứng kiến một số lần va vấp với những câu chuyện tương tự tôi đã rút ra cho mình rất nhiều bài học trong đầu tư, hợp tác làm ăn. Và đã đúc kết thành 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc 1: thẳng thắng và rõ ràng ngay từ đầu

Làm ăn kinh doanh là câu chuyện lên quan đến lợi nhuận, đến quyền lợi kinh tế vì vậy mỗi thỏa thuận và điều khoản hợp tác phải thực sự rõ ràng. Mất lòng trước mà được lòng sau, khi mọi việc rõ ràng thì bạn hoàn toàn biết được đối tác của mình có thực sự quan tâm đến dự án hay không. Hãy làm các giấy tờ cam kết ban đầu và kí kết rõ ràng, điều này góp phần làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp. Bạn đừng nghĩ rằng bạn bè, người thân hợp tác với nhau thì không cần phải cầu kì, câu nệ nhưng thực tế thì càng thân thiết càng phải rõ ràng. Khi mà mọi thứ đã rõ ràng thì sau này dù xảy ra bất cứ vấn đề gì thì mọi thứ đã được kí cam kết người trong cuộc cứ theo đó mà thi hành tránh được rất nhiều phiền phức về xung đột, cãi cọ, kiện cáo không đáng có.

Nguyên tắc 2: làm việc phải có giấy tờ kí kết đầy đủ

Bạn bè rủ hùn hạp dù có thân thiết cỡ nào cũng phải nhất quyết:

– Ký giấy tờ thỏa thuận công việc từng người.

– Số cổ phần tương ứng trước khi bỏ tiền ra góp vốn.

Vì đến khi quán hoặc công ty có lợi nhuận thì nó là miếng mồi thơm đẩy lòng tham của con người, vì lúc đó bạn có thân cỡ nào thì người hợp tác cũng kiếm cớ để đẩy bạn ra. Ngoài ra, khi kí bất cứ hợp đồng nào có liên quan đến dự án kinh doanh đã hùn hạp, bắt buộc bạn phải là người cùng tham gia cùng kí tên, trường hợp đối tác viện cớ này nọ thì yêu cầu kí bổ sung phục lục hợp đồng có tên bạn.

Nguyên tắc 3: chọn kỹ người muốn  hợp tác.

Bạn sẽ mất rất nhiều tiền, mất thời gian và công sức  nếu chẳng may chọn sai đối tác làm ăn. Vậy đâu là tiêu chí, cách thức , điều đáng quan tâm khi chọn đối tác làm ăn khi bạn mới bắt đầu khởi nghiệp hoặc là doanh nghiệp cần sự hỗ trợ lúc khó khăn. Trước tiên, ban cần tả lời 5 câu hỏi cơ bản sau đây:

  1. Bạn cần đối tác trong lĩnh vực gì? Việc gì?
  2. Mục tiêu hợp tác là gì?
  3. Bao giờ bắt đầu cần sự hợp tác đó?
  4. Nên hợp tác với ai? Hay hợp tác với công ty nào?
  5. Hợp tác như thế nào để đạt kết quả tốt?

Bạn nên viết 5 câu hỏi này ra giấy và suy nghĩ một cách tháo đáo tránh phiền cảm xúc thấy cần hợp tác với người này mà bỏ qua việc tìm hiểu họ một cách tháo đấu. Tránh vì người tìm việc mà nên vì việc tìm người. Kiểm tra kỹ nhân cách của người chuẩn bị hùn hạp xem họ là người được đánh giá như thế nào? Để ý tất cả các chi tiết xảy ra xung quanh họ, tuy nhỏ nhặt nhưng phản ánh chân thực nhất con người của đối tượng sẽ làm ăn chung. Những người nóng nảy, độc đoán thích làm theo ý riêng tuyệt đối không nên hợp tác vì chắc chắn sẽ rạn nứt, đổ vỡ.

Nguyên thắc 4: phân chia lợi tức rõ ràng

Mở công ty chung thì tốt nhất nên mở công ty cổ phần, tách biệt tiền lương và phân chia lời so với vốn. Tiền lương ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, lợi nhuận chia theo tỉ lệ góp vốn.

Nguyên tắc 5: lên kế hoạch hợp tác cụ thể

Với một vài dự án dài hạn có thể có những người theo bạn lâu dài cũng có những người theo bạn một khoản thời gian. Vậy nên, hãy vạch ra những mốc thời gian chính với cam kết trong từng mốc thời gian. Như vậy, với những người không thể gắn bó lâu dài với dự án thì đây như là một lối thoát cho họ. Thà ta để họ đi để thay máu lực lượng còn hơn có những người này mà hầu như không có kết quả nào hết.

Trên đây  là những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ trước khi bắt tay hợp tác với một ai đó. Tôi nhấn mạnh một điểm là bạn phải lưu tâm là luôn luôn phải rõ ràng và thẳng thắn ngay từ đầu. Bạn làm việc này càng chi tiết, càng rõ ràng bao nhiêu thì mối quan hệ hợp tác đôi bên sẽ càng lâu dài và bền chặt bấy nhiêu.

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of