Thực trạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhiều năm qua, trong vai trò là người cố vấn, huấn luyện viên của nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại…Tôi nhận thấy một vài thực trạng chung mà doanh nghiệp luôn gặp phải:

  1. Thực trạng:

  • Đa phần các giám đốc doanh nghiệp là người tay ngang qua làm kinh doanh, nên thiếu kiến thức nền tảng về quản lý và quản trị doanh nghiệp, đặc biệt kiến thức tài chính doanh nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh. Điều này làm cho họ cữ mãi loay hoay trong bài toán “con gà và quả trứng” tức là tạo ra sản phẩm tốt rồi mới bán hay bán trước có tiền mới nghiên cứu tạo ra sản phẩm tốt. Chính vì vậy, nó hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp
  • Làm theo cảm tính: Họ dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm họ có trước đây (Có thể trước đó đã từng làm cho một công ty, tập đoàn nào đó) và áp ngay mô hình đó vào doanh nghiệp của mình, vô hình trung nó lại phản tác dụng, bởi một mô hình kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Văn hóa, tài chính, con người, công nghệ, tầm nhìn sứ mệnh….

  • Thiếu phương pháp: Khi triển khai một chiến lược, kế hoạch,…đa phần bị thiếu một phương pháp làm đúng, phù hợp với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Ví dụ: Có công ty chỉ có 2-3 nhân sự mà dàn trải quá nhiều kênh bán hàng, làm cho công việc lúc nào cũng quá tải mà tính hiệu quả lại không như kỳ vọng

  • Sản phẩm chưa thực sự xuất sắc: Đây là điều mà gần như phần đông doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vấp phải, các sản phẩm họ làm ra cứ hao hao giống nhau, không có một nghiên cứu nào cho thấy sản phẩm này sẽ được khách hàng đón nhận hoặc là sản phẩm dẫn dắt trên thị trường. Bạn không khó để mua một sản phẩm kiểu như: Ngũ cốc lợi sữa, trà túi lọc, cafe rang xay….Sản phẩm xuất sắc sẽ định vị bạn là ai trên thương trường và trong lòng khách hàng, chính vì vậy nên dành thời gian đào sâu nghiên cứu.

  • Thiếu cam kết: Đây là một trong những điều gần như 100% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp SMEs đều mắc phải. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ muốn bán được hàng, còn các cam kết về dịch vụ hậu mãi thì chỉ nói chứ chưa thực sự làm được. Nhiều doanh nghiệp chỉ vì mong muốn bán được nhiều hơn đối thủ nên có những cam kết kiểu như: Bảo hành trọn đời, bảo hành 5 năm, miễn phí sữa chữa trong 2 năm….trong khi doanh nghiệp chỉ mới thành lập và cơ cấu nhân sự, hạ tầng kinh doanh còn chưa đủ để đáp ứng các cam kết đó. Là người kinh doanh “Hãy cam kết” những gì bạn làm được hoặc trong khả năng bạn làm được.

  • Thiếu tính đồng bộ giữa: QUYẾT ĐỊNH – CHIẾN LƯỢC – THỰC THI: Gọi là nữa vời, cái gì cũng biết nhưng lại biết không tới, quyết định xong thì đa phần thực thi nữa vời, thiếu các công cụ đo lường, đánh giá để tạo cơ sở niềm tin cho những quyết định dài hạn của mình. Chính vì vậy, họ luôn hoài nghi các quyết định và chiến lược, và họ dễ bị dẫn dắt bởi truyền thông và quảng cáo kiểu như: facebook nghìn đơn, tiktok bán cháy hàng, Livestream tăng doanh thu 200%…

2. Mong muốn:

Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành doanh nghiệp có phải những điều sau đây là điều bạn muốn:

  • Phát triển công việc kinh doanh, tăng trưởng qua từng năm: Doanh thu, lợi nhuận, thị trường, khách hàng, thương hiệu
  • Xây dựng đội ngũ phát triển cả về số lượng và chất lượng
  • Mở rộng quy mô kinh doanh
  • Có thời gian rảnh để làm việc khác hoặc tận hưởng cuốc sống theo cách bạn muốn (để làm được điều này bạn phải có một doanh nghiệp vận hành một cách bài bản có hệ thống và quy trình hẳn hoi, mọi bộ phận, nhân sự đều chủ động công việc cho dù có hay không có mặt của bạn)

Vậy, bạn sẽ làm gì để đạt được điều bạn mong muốn. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 20 năm trước, thời điểm tốt thứ hai là ngày hôm nay”. Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển thế nào trong năm 2022 và những năm tiếp theo hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn

BQ Training mong muốn đồng hành cùng bạn để có một năm 2022 tuyệt vời, tham khảo Profile của chúng tôi tại đây

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of