KHỞI NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH SAU COVID-19

Khi dịch covid xuất hiện, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là ngành du lịch. Du lịch là ngành đầu tiên rơi vào trạng thái tê liệt vì dịch, nhất là đợt dịch thứ 4 đang hoành hành ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, du lịch có lẽ đã thực sự chạm đáy khi không thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chung của du lịch toàn cầu. Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đúng vào thời điểm du lịch chuẩn bị đón mùa cao điểm tháng 4 đã khiến cho ngành công nghiệp không khói này một lần nữa lao đao và thực sự tụt dốc khi các chỉ số tăng trưởng đang chạm đáy, gần như bằng 0. Ở thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đang phải đóng cửa chống dịch, nhiều doanh nghiệp xin rút giấy phép kinh doanh, các nhà hàng, khách sạn nguội lạnh, xe du lịch nằm bãi…du lịch đang kêu cứu khẩn thiết đó chính là thực trạng u ám, đang báo động của du lịch hiện nay. Chính vì vậy kịch bản nào sẽ cứu cánh cho ngành công nghiệp không khói này, đang là câu hỏi nhức nhối đối với các chuyên gia và nhà quản lý.

Kịch bản nào để du lịch “cất cánh”

Doanh nhân Trần Trọng Kiên chia sẻ: “ Nhu cầu của khách Việt Nam bây giờ thay đổi. Trạng thái bình thường mới có mấy điểm khác so với trước. Thứ nhất là không muốn đi xa, không muốn đi nước ngoài. Thứ hai là người ta rất quan tâm đến vệ sinh an toàn, có nghĩa có những khách sạn nào tuân thủ tuyệt đối các vấn đề phòng chống dịch thì rất được mọi người quan tâm. Thứ ba là như cầu khách tìm đến nghĩ dưỡng xa trung tâm, vùng nông thôn vắng người và thứ 4 là khách muốn đi đoàn nhỏ, theo gia đình. Nắm bắt được xu hướng đó thì các doanh nghiệp du lịch sẽ tạo ra cơ hội và sản phẩm phù hợp.”

Nhận định về những khuynh hướng đương đại trong du lịch và những xu hướng mới sau dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng du lịch đoàn sẽ bị hạn chế, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du  lịch bền vững…sẽ lên ngôi. Những loại hình du lịch này sẽ thu hút du khách vì luôn hướng đến sự bền vững trong tương lai, hòa mình với thiên nhiên, tạo ra sự gắn kết giữa người dân và du khách.

Cũng thư theo Báo cáo “ Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam”, thì có 3 xu hướng mà khách sẽ lựa chọn sau Covid – 19. Đó là: Sức khỏe và an toàn, ưu tiên cho các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày, chi phí hợp lý.

Những hệ lụy to lớn của Covid- 19 tác động không nhỏ đến tâm lý của hầu hết du khách khi quyết định lựa chọn du lịch. Bên cạnh đó, hạn chế về tài chính ở thời điểm hiện tại sẽ khiến du khách  có xu hướng lựa chọn những điểm đến có khoảng cách gần, trong khu vực hay trong nước. Du khách sẽ ưu tiên các tour ngắn ngày hơn các tour dài ngày để đả bảo các yếu tố an toàn sức khỏe, tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu các rủi ro và chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, du khách sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm đến có các sản phẩm trọn gói với giá ưu đãi để vừa có thể giải tỏa sau thời gian khó khăn  của dịch bệnh nhưng vừa vẫn đảm bảo việc tiết kiệm chi phí.

 

Qua những thử thách trong đại dịch, ngành du lịch cũng đã rút ra được những bài học đắt giá. Đó không chỉ là sự nhanh nhạy, thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi mà còn phải tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường khách nào. Vì vậy, với các doanh nghiệp đây là giai đoạn đòi hỏi liên tục đổi mới sáng tạo trong vận hành. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn cũng như tìm thấy cơ hội khác trong thời điểm hiện tại.

Tập trung phát triển du lịch nội địa

Thay vì kì vọng vào thị trường khách quốc tế, các điểm đến có thể cân nhắc ưu tiên xây dựng sản phẩm hay có các chính sách thu hút, đặc biệt cho thị trường du lịch nội địa. Tuy nhiên, việc xây dựng phương án sản phẩm hay truyền thông cho thị trường nội địa cần lưu ý đến các yêu cầu về cách ly, các vùng du lịch an toàn, các chính sách do nhà nước ban hành.

Đa dạng hóa thị trường du lịch trong nước

Ngành du lịch phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa các hoạt động du lịch quay lại từ từ và an toàn, giảm thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp giữ lại nhân viên và đào tạo nâng cao để họ sẵn sàng trở lại công việc khi đại dịch đi qua.

Thực hiện các chiến dịch marketing nhẹ nhàng, sử dụng truyền thông mạng xã hội và quảng cáo nhằm đến khách du lịch tiềm năng. Tập trung vào đối tượng khách du lịch trẻ nội địa đã đi làm, ít bị tác động bởi tâm lý sợ hãi và đang bị kìm nén nhu cầu do thời gian giãn cách xã hội thông qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Từ cuối tháng 10/2021, khi các đường bay đã được tăng cường các chuyến và được hỗ trợ giá bay khá rẻ, các khu du lịch trong nước  cũng đã mở cửa trở lại đón khách cũng đưa mức giá rất tốt để thu hút lại thị trường khách du lịch, các combo, voucher trọn gói được tung bán trên nhiều các trang mạng và diễn đàn cho thấy sự hồi phục của ngành du lịch. Trong tương lai không xa, du lịch sẽ phục hồi ở mức tăng trưởng tốt nhất. Dự báo quá trình hồi phục sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau: (1) Nới lỏng hạn chế đi lại; (2) Du lịch nội địa hồi phục; (3) Các đường bay được khôi phục; (4) Thị trường khách đi lẻ hồi phục; (5) Thị trường khách đoàn đi số lượng lớn hồi phục.

 

Du lịch Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn do Covid-19. Các doanh nghiệp du lịch hãy tập trung khai thác thị trường nội địa cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đảm bảo  chất lượng phục vụ an toàn, tạo cơ hội để ngành công nghiệp không khói hồi phục nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of