HIỆU ỨNG “ĐÓNG KHUNG TÂM LÝ “- TRONG KINH DOANH

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là dân sale và marketing , chúng ta thường sử dụng rất nhiều hiệu ứng để đánh vào tâm lý người dùng, đặc biệt hiệu ứng này được áp dụng trong tiếp thị để có thể tác động đến các đối tác kinh doanh hay khách hàng. Một trong những hiệu ứng phổ biến nhất được sử dụng trong marketing đó là hiệu ứng đóng khung (framing effect). Vậy hiệu ứng đóng khung là gì? Nó được áp dụng như thế nào trong kinh doanh, hãy cùng BQ Training tìm hiểu nhé.

Hiệu ứng đóng khung tâm lý: Hay còn gọi là hiệu ứng đóng khung  là xu hướng đưa ra quyết định của não bộ dựa trên các thông tin được trình bày. Nói cách khác hiệu ứng đóng khung tâm lý làm cho mọi người tiếp nhận thông tin hoàn toàn giống nhau nhưng lại đưa ra phản hồi theo nhiều cách khác nhau. Hiệu ứng đóng khung tâm lý thường được sử dụng cho mục đích tăng năng suất kinh doanh bằng việc nhấn mạnh những chi tiết quan trọng, các ưu điểm nổi bật của sản phẩm và không đề cập đến nhược điểm của sản phẩm. Việc áp dụng đóng khung tâm lý một cách phù hợp sẽ góp phần giúp bạn thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Trong marketing có 3 loại khung tâm lý cơ bản được áp dụng. Bao gồm:

  1. Khung thuộc tính: loại khung này nhấn mạnh một thuộc tính khiến khách hàng có khả năng mua hàng hơn.
  2. Khung lựa chọn: đây là loại trình bày thông tin theo kiểu 1 mất 1 còn, và khi sản phẩm được đóng khung còn thì khách hàng dễ dàng chấp nhận nó hơn.
  3. Khung mục tiêu: loại khung này sẽ nhấn mạnh kết quả tiêu cực có thể xảy ra khi người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Vậy 3 loại khung tâm lý này được áp dụng như thế nào trong marketing và quảng cáo?

Ứng dụng trong quảng cáo?

Trên thực tế chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều các ví dụ. Chẳng hạn như khi quảng cáo kem đánh răng Colgate, người ta nhấn mạnh kem này được “ 9 trên 10 bác sĩ nha khoa khuyên dùng” chứ không phải “ 1 trên 10 bác sĩ nha khoa không khuyên dùng” . Tuy nhiên, nhiều lúc khung tâm lý này cũng trở thành một mối họa với doanh nghiệp nếu như nó không được áp dụng đúng cách. Chẳng hạng như trong cuộc cạnh tranh không hồi kết của pepsi và coca cola, mặc dù vị của 2 loại này được đánh giá là tương tự nhau, pepsi lại tung ra một loạt các quảng cáo cho rằng người dùng thích sản phẩm của họ hơn là coca cola. Nhưng trên thực tết tư tưởng coca cola ngon hơn pepsi đã ăn sâu vào tiềm thức của người dùng, khiến người tiêu dùng luôn ưu tiên chọn coca cola, mặc cho bao nổ lực thay đổi của pepsi.

Ứng dụng trong thương hiệu?

Trong kinh tế học hành vi, hiệu ứng đóng khung một lần nữa phát huy hiệu quả của mình. Chẳng hạn như để thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu theo ý muốn, các nhân viên môi giới sẽ thay đổi nội dung trao đổi để tạo một “bộ khung” hấp dẫn.

Thay vì nói rằng “Cổ phiếu của công ty A có 35% nguy cơ rớt giá”, các nhân viên thông minh sẽ thay đổi thành “Cổ phiếu công ty A đang có tỷ lệ sinh lời đến 65%!”, ngay lập tức cải thiện hình ảnh của cổ phiếu A trên thị trường.

Các thương hiệu sử dụng những người có sức ảnh hưởng để “vực dậy” thương hiệu của mình. Viettel đã ký hợp đồng quảng cáo với Sơn Tùng – MTP nhằm quảng cáo các gói 4G hướng đến đối tượng học sinh – sinh viên. Hình ảnh Viettel đã bớt “quân đội” hơn và trẻ trung hơn. Biti’s “thay da đổi thịt” khi lần lượt xuất hiện trong những MV của các ca sĩ trẻ trung và nổi tiếng.

Một sản phẩm bình thường được bỏ vào trung tâm thương mại sang trọng thì vẫn có thể được bán với giá cao hơn. Một sản phẩm tốt nhưng bao bì không đẹp, quảng cáo không hay, trình bày không bắt mắt sẽ làm cho người mua không nhận ra được chất lượng của nó.

Với hàng loạt chiến dịch marketing đang ra sức làm “lu mờ” lý trí khách hàng như hiện nay. Một sản phẩm tốt nhưng không có khung vững chắc sẽ nhanh chóng bị “hoà tan” giữa vô vàn đối thủ tương tự, nhưng một sản phẩm bình thường với một cái khung xịn sẽ dễ dàng trở thành thương hiệu được yêu mến. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của “hiệu ứng đóng khung”.

 

 

Có thể bạn quan tâm:

  • 2030 bạn sẽ kinh doanh như thế nào?

    Các nhà kinh doanh, khởi nghiệp đang “bối rối” trước hành vi tiêu dùng của thế hệ trẻ và chưa tìm ra cách tiếp cận phù hợp với thế hệ già tại thị trường Việt Nam. Mặc dù rất nhiều nhà kinh doanh đã làm đi làm lại “customer personal” nhưng vẫn chưa thực sự

  • Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

    Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổi lễ chung kết của cuộc thi SBC 2024 diễn ra tại Trường Đại học kinh doanh Hec Montreal Canada vào ngày 2 tháng 10 năm

  • Tài liệu về chuyển đổi số – Digital Transformation

    Chuyển đổi số là cụm từ không còn quá xa lạ với chúng ta, những năm gần đây thuật ngữ Digital transformation đã trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến Kể từ ngày 22/4/2022, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg, lấy ngày 10/10 hằng năm là “Ngày chuyển đổi

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of