BƯỚC CHÂN KHỞI NGHIỆP – 6 YẾU TỐ CỐT LÕI DÀNH CHO NGƯỜI KHỞI NGHIỆP

Tác giả: Nguyễn Bão Quốc – Chuyên gia khởi nghiệp

(Founder & CEO: BQ Training & Consulting Solution)

 Không biết làm gì? Chưa biết bắt đầu từ đâu? Còn khá mơ hồ về hành trình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh phía trước. Đó là những lý do khiến cho nhiều người không dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp, lập nghiệp thực hiện ước mơ hoài bão của mình.

Hơn 2h đồng hồ trao đổi cùng một bạn trẻ đến từ một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Bạn lặn lội chặng đường mấy chục km về gặp tôi với mong muốn nhờ tôi chỉ cho bạn con đường để khởi sự kinh doanh.

Mang bao ước mơ, hoài bão, chấp nhận nghĩ việc để được thỏa chí tan bồng với ước mơ của mình. Bạn nói rằng: nếu em thành công, em sẽ chuyển giao mô hình này cho bà con quê em, giúp bà con làm kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho biết bao người.

Nhưng em hoang mang quá, biết là như vậy nhưng em vẫn chưa biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu. Từ ngày quyết chí dấn thân khởi nghiệp tại quê nhà, sao cái gì em cũng thấy mình thiếu, nhưng lại chẳng có thời gian để học, cứ quần quật rồi lại hết ngày. Em muốn được làm nhiều, nhiều thứ nữa…

Tôi nhìn vào đôi mắt ấy, ẩn chứa một khát vọng lớn lao nhưng những cử chỉ hiện lên trên gương mặt thì lại cho thấy một sự hoang mang vô định.

Hành trình hơn 2h của chúng tôi bắt đầu bằng những câu hỏi?

Sứ mệnh của cuộc đời em là gì?

Em kinh doanh, em bán cái gì?

Em bán nó cho ai?

Em bán nó bằng cách nào?

Và em kiếm tiền từ đâu?

Có cách nào khác để em làm những việc trên không?

Từng mảnh ghép bắt đầu được lật mở, bạn tìm kiếm được bên trong mình những động lực thôi thúc bạn dấn thân vào hành trình “lập thân lập nghiệp” này. Bạn nhìn thấy sứ mệnh cuộc đời mình gắn liền với những dự định bạn muốn làm. Hơn bao giờ hết, một khát khao cháy bỏng lại rực lửa trong đôi mắt ấy.

Bạn chòm người về phía trước, bắt tay tôi…cảm ơn anh, em đã hiểu rồi ạ.

Sau đây là 6 yếu tố cốt lõi bạn cần trang bị cho mình trước khi dấn thân vào hành trình khởi nghiệp

Thứ 1: Chọn đúng thị trường.

Trước khi làm gì, hãy tìm hiểu, suy nghĩ thật kỹ là mình sẽ bán sản phẩm, dịch vụ này cho thị trường hoặc ngách thị trường nào, khách hàng của mình là ai? Mình có thực sự muốn phục vụ thị trường đó không?. Vậy làm sao để biết đâu là thị trường mình muốn dấn thân vào. Để trả lời câu hỏi này thì bạn cần phải tìm hiểu trên nhiều phương diện khác nhau, từ các công cụ trực tuyến như google, google trends, …..đến các báo cáo của các tổ chức chuyên nghiệp và những mẫu khảo sát bạn sẽ phải làm. Bạn càng hiểu nhu cầu của khách hàng, của thị trường bạn muốn làm thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Thứ 2: Chọn đúng sản phẩm

Đây là phần cực kỳ quan trọng, nó quyết định thành bại của dự án, chọn đúng sản phẩm coi như thành công 50% của hành trình khởi nghiệp rồi. Để chọn đúng sản phẩm thì cần phải hiểu rõ Customer insight (sự thật ngầm hiểu) và customer behavior (hành vi mua hàng của khách hàng). Có nghĩa là gì: Bạn cần phải hiểu khách hàng thực sự đang cần gì, muốn gì, sâu xa trong suy nghĩ của họ muốn điều gì mà họ chưa nói ra. Sau đó bạn nghiên cứu các đặc tính, lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng, cách thức đóng gói, bao bì, nhãn mác sao cho hợp thị hiếu với thị trường và khách hàng bạn nhắm tới, đặt cho nó cái tên thân thương, định cho sản phẩm một cái giá mà cả bạn và khách hàng đều chấp nhận được.

Thứ 3: Cách thức bán sản phẩm ra thị trường.

Bây giờ thì bạn đã biết bán cho ai rồi, bán cái gì rồi. Giờ là lúc trả lời câu hỏi: Bán nó bằng cách nào?

Cách thức bạn sẽ áp dụng để bán hàng là gì, phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp hay bán hàng thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử…Bạn có biết cách làm marketing cho sản phẩm chưa? Kênh bán hàng hoặc phương pháp bán hàng nào là tốt nhất, hiệu quả nhất đối với bạn trong giai đoạn này.

Thứ 4: Xây dựng quy trình vận hành.

Nhiều người khởi nghiệp, sau thời gian họ bị rối trong mớ bòng bong do họ tạo ra. Càng làm họ càng bị lệ thuộc vào chính doanh nghiệp họ làm chủ. Một ngày thiếu họ thì y như rằng mọi việc cứ rối tung cả lên. Họ chính xác là bị thiếu một quy trình vận hành.

Mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, chúng ta sẽ cần một loại quy trình khác nhau. Lúc mới khởi sự, công việc chưa có tính phức tạp, tổ chức còn ở dạng cơ bản vài người thì đôi khi chúng ta kiêm nhiệm công việc. Nhưng cũng cần có một số quy trình cơ bản để mỗi người tự biết triển khai công việc trong phạm vi quyền và nghĩa vụ để công việc chung trôi chảy. Doanh nghiệp càng phát triển thì quy trình càng chuyên nghiệp, nó thể hiện được cái tầm, sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Thứ 5: Xây dựng đội nhóm tuyệt vời.

Vẫn là câu nói quen thuộc “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, khởi nghiệp có quá nhiều việc cần phải làm. Mỗi người cũng chỉ có 24h nên bạn sẽ không đủ sức làm mọi việc một mình. Bạn cần những cộng sự, bạn cần có một đội nhóm hỗ trợ bạn và cùng bạn xây dựng ước mơ. Xây dựng đội nhóm còn phụ thuộc vào kỹ năng quản lý, lãnh đạo của bạn. Ai đó đi theo bạn, chiến đấu cùng bạn không hẳn vì lương mà vì họ nhìn thấy ở bạn là một người lãnh đạo mà sẽ cho họ nhiều bài học quý giá nữa.

Thứ 6: Quản lý thu chi, lợi nhuận

Điểm mù lớn nhất của các bạn khởi nghiệp lại rơi vào phần quản lý tài chính chiếm tỷ lệ lớn nhất. Một số kinh nghiệm của tôi sau khi hướng dẫn nhiều dự án khởi nghiệp cho thấy, đa phần các bạn khởi nghiệp không tốt nghiệp từ mảng tài chính và đây cũng là mảng khó nhằn nên gần như các bạn lơ là phần này. Đặc trưng chung vẫn là: tiền gia đình, tiền công ty đều chung một khoản, thu chi không có thống kê sổ sách nên không biết thực hư lời lỗ ra sao, khi được hỏi thì cứ áng chừng như vậy.

Nên tốt nhất, hãy bổ sung thêm cho mình kiến thức về tài chính trước khi bước chân ra khởi nghiệp. Phân biệt được: doanh số, doanh thu, lợi nhuận, tài sản cố định, tài sản lưu động,  các khoản phải chi, lợi nhuận gộp, lợi nhuận biên,…

Khóa đào tạo: Xây dựng mô hình kinh doanh cho người khởi nghiệp

Và còn nhiều kiến thức khác cũng quan trọng không kém, mỗi hành trình bạn đi, mỗi giai đoạn bạn phát triển đều cần đến những kiến thức khác nhau, chính vì vậy mà sự học cứ thế tiếp diễn không ngừng. Chỉ cần một ngày bạn dừng lại thì đối thủ lại bỏ bạn một khoảng cách rất xa.

Nhưng học kiến thức gì, học ở đâu…thì chính bạn phải là người chọn lọc và quyết định. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là hãy tập trung và học đúng cái mình cần và thực sự cần. Đừng học lan man, đừng đi học chỉ vì muốn chứng tỏ với thiên hạ là ta có đi học…

Tại bqtraining, chúng tôi phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp được nhiều bạn yêu mến là vì: ngoài kiến thức thực chiến từ kinh nghiệm và trải nghiệm của chuyên gia chúng tôi cũng là những người từng khởi nghiệp nhiều lần, nhiều năm…chúng tôi hiểu được cái vất vả, gian nan của người khởi nghiệp. Chúng tôi chọn cách đồng hành và trao đi giá trị để cùng nhau vượt qua chặng đường gian khó của những người khởi nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm tại website: www.bqtraining.edu.vn

Sứ mệnh chúng tôi chọn là chia sẻ kiến thức để cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, cùng nhau góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.

Đón đọc các bài viết khác của tôi:

Bài 2: Phân tích thị trường – bài toán khó của người khởi nghiệp

Bài 3: Chọn đúng sản phẩm

Bài 4: Sales – marketing – brand…bằng cách nào?

Bài 5: Xây dựng đội nhóm thành công

Bài 6: Xây dựng quy trình vận hành cho đội ngũ

Bài 7: Tung sản phẩm, kế hoạch và chiến lược

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of