Kinh doanh gì năm 2022

“Em chưa có kinh nghiệm gì hết nhưng dịch dã quá công việc của em cũng bấp bênh, em muốn ra kinh doanh để thử sức mình với chủ động tài chính hơn để phụ lo cho gia đình. Nhưng em chưa biết nên kinh doanh gì và cần tài chính bao nhiêu để kinh doanh. Số tiền em tích góp trong bao nhiêu năm đi làm cũng không được bao nhiêu, anh cho em lời khuyên với ạ”

Đó là tâm sự của một bạn trẻ tầm 30 tuổi tâm sự với tôi. Tôi chợt nghĩ cách đây 10 năm tôi cũng từng có những câu hỏi và trăn trở như vậy, tôi cũng lân la trên google với bộ từ khóa “tài chính 20 triệu nên kinh doanh gì”, “làm gì khi bắt đầu ra kinh doanh”, “bán gì cho nhanh giàu”, “kinh doanh gì cho đắt khách”….Và tôi cũng lân la trong nhiều lớp học về kinh doanh những năm 2012- 2013 để tìm câu trả lời, nhưng thực sự các lời khuyên đưa ra từ những CHUYÊN GIA chưa bao giờ kinh doanh làm tôi càng thêm rối.

Sau hơn 10 năm lăn lộn trên thương trường, trải qua nhiều công việc, từ quản lý cấp cao tập đoàn, đến 3 lần khởi nghiệp thất bại, đã cầm “từng cái bỉm cho trẻ” đi rao, quảng cáo khắp các cửa hàng mẹ và bé đến bán từng chiếc xe đạp điện tự chế cho nhiều gia đình ở nông thôn, giờ đây tôi xin chia sẻ một vài góc nhìn của mình hi vọng sẽ giúp được ai đó có chung nổi niềm.

Thứ 1: Xác định rõ mục tiêu bước ra kinh doanh là gì?

Nghe có vẻ hơi lý thuyết nhưng đây lại là mấu chốt của vấn đề, nếu mục tiêu không đủ lớn, không rõ ràng, không có động lực thì bạn khó có thể thức khuya dậy sớm, khó có thể vượt qua rào cản tâm lý đến từ người thân, gia đình, bạn bè ngăn cản và rồi cái ước mơ, mục tiêu ấy cũng mãi ở trong đầu bạn.

Bạn sẽ không đủ dũng cảm như tôi khi cầm từng cái bỉm tả đi chào hàng, lúc đó tôi là ông bố trẻ mới sinh em bé được 5 tháng tuổi. Mục tiêu lớn nhất của tôi là TỰ DO TÀI CHÍNH và LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP sau này, nên đó là động lực để tôi đi bán hàng, tư vấn, chào hàng…

Việc xác định mục tiêu kinh doanh còn ở chỗ bạn muốn làm nhỏ hay làm lớn, mục đích là xây dựng công việc kinh doanh hay chỉ để kiếm tiền trên công việc kinh doanh đó. (Nếu đơn thuần chỉ để kiếm tiền thì lời khuyên là hãy chọn những món đồ nào chi phí thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro mà kinh doanh)

Vd: Bán cháo lòng, bán bột bán, trà sữa…Bán những cái này thì sáng bán chiều đã có tiền

Khoan hãy quan tâm bạn có bao nhiêu TIỀN, hãy xác định mục tiêu trước, sau khi rõ ràng về đích đến, con đường phải đi, bước tiếp theo mới vẽ ra bức tranh tài chính

Thứ 2: Bức tranh tài chính – Tiền ở đâu?

Đừng nhầm lẫn giữa khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và buôn bán nhỏ lẻ, đây là những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, vì nhiều người không nắm rõ nên cứ tưởng nghĩ việc ở công ty ra làm riêng là KHỞI NGHIỆP, nghĩ như vậy chưa đúng nên nó sẽ dẫn bạn đến những hệ lụy khác nhau.

Vd: tôi thích cafe và mê đọc sách, tôi ước mơ sau này có thể mở một quán cafe sách nho nhỏ ở thành phố này để thỏa đam mê và kết nối những người cùng đam mê với tôi. Vậy bây giờ mục tiêu kinh doanh của tôi là “Xây dựng quán cafe sách” và có thể sống nhờ quán “cafe sách”.

Lúc này tôi mới đi xây dựng bức tranh tài chính bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng (chọn mặt bằng nơi có người qua lại, phân khúc khách hàng tôi nhắm tới)
  • Chi phí xây dựng quán (chi phí xây dựng cơ bản và chi phí trang trí nội thất, máy móc, thiết bị)
  • Chi phí thuê nhân sự phục vụ (nếu tôi cảm thấy một mình không thể tự làm hết được)
  • Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào (Dự trù 1-3 tháng đầu tiên)
  • Chi phí điện nước
  • Chi phí quảng cáo, marketing, khuyến mãi
  • Các chi phí khác

Tổng hợp các chi phí đó lại sẽ cho tôi một bức tranh tài chính cần chuẩn bị là bao nhiêu? sau đó tôi mới xem mình có được bao nhiêu? số tiền còn lại có thể mượn tạm của ai trong gia đình, bạn bè hoặc đi vay mượn

Thứ 3. Chọn ngành, lĩnh vực kinh doanh (chọn thị trường)

Có mục tiêu, có tiền, những chọn sai thị trường thì cũng chết. Có những thị trường, ngành hàng nó đã đạt mức bão hòa, mà bạn cứ thế dấn thân vào thì rất khó cho những người đi sau.Vd: ở thị trường Tp Tam Kỳ nơi tôi sống có một giai đoạn rộ lên phong trào cửa hàng Trà Chanh chém gió, đặc điểm của cửa hàng này là đơn giản, đầu tư ít, thu lợi cao, nhắm vào nhóm khách hàng tuổi teen, không gian quán đơn giản kiểu ghế bệt, ngồi vỉa hè…Mới đầu có vài quán thì làm nên ăn ra, khách đông nườm nượp, cộng thêm chủ quán kết hợp tổ chức âm nhạc đường phố hằng đêm nên thu hút nhiều bạn trẻ. Nhưng vì tính chất mô hình kinh doanh đơn giản, dễ bắt chước nên mô hình càng ngày càng đông lên, con phố góc hẻm nào cũng có “Trà chanh chém gió” nên quán xá càng ngày càng đìu hiu ế ẩm.

Việc chọn lựa thị trường, phân khúc khách hàng rất quan trọng. Và cẩn trọng với những thứ được gọi là TREND.

Khi tôi thành lập công ty tư vấn BQ Training, lúc đó trên thị trường, nhất là trên mảng online đâu đâu cũng có công ty đào tạo, tư vấn, chia sẻ kiến thức…tràn lan nhưng sau khi tôi tìm hiểu tất cả thì đa phần các mô hình kinh doanh trên rất hời hợt, không có chiều sâu, không mang tính chuyên nghiệp, và cũng thực sự không hiểu khách hàng cần gì? BQ Training từ đó ra đời với sứ mệnh rất rõ “Chúng tôi giúp bạn xây dựng tầm nhìn, khởi dậy đam mê kinh doanh và giúp bạn đạt được điều bạn muốn” và phân khúc thị trường chúng tôi chọn là: Các bạn mong muốn được khởi nghiệp nhưng chưa có kiến thức kinh doanh, bạn cần một người thầy giúp bạn từng bước và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn hạn chế về nguồn lực cần chúng tôi hỗ trợ để tối ưu hóa mô hình kinh doanh của họ. Chính vì vậy, hiện nay BQ Training được yêu mến và biết đến khá nhiều trong mạng lưới khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bạn muốn tìm hiểu về chúng tôi có thể truy cập: www.bqtraining.edu.vn

Thứ 4. Chọn nền tảng kinh doanh

Bây giờ chỉ cần bạn lên google gõ vào từ khóa “kinh doanh gì năm 2022” thì cả triệu kết quả hiện ra cho bạn từ: Cách kiếm tiền nhanh nhất trên nền tảng online, đến các khóa học, khóa đầu tư chứng khoán, nhà đất, Forex, Coins, Blockchain…Và nhiều mô hình truyền thống cũng được nhắc tới: bán bánh mì, trà sữa, trà chanh, mì quảng,…

Nhiều bạn nghĩ đơn giản, làm ra cái gì đó “kiểu như trà sữa nhà làm, cơm mẹ nấu, bánh mì bà bảy” sau đó chụp hình đăng lên facebook,zalo…để bán. Facebook mới đầu có mấy nghìn người theo dõi, đăng bài cho vui thì được vài trăm like, khi chuyển qua đăng bài bán hàng còn được cái vài cái like, lâu lâu mới thấy có người mua. Xong vỡ mộng với kinh doanh online

Rồi cũng nhiều người bỏ cả đống tiền đi học mấy khóa học “bán hàng nghìn đơn trên Shopee, Lazada, alibaba…các kiểu” và cuối cùng tiền thì mất, đơn đâu chẳng thấy.

Nền tảng kinh doanh rất quan trọng, trước đây chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào cửa hàng bán lẻ truyền thống thì bây giờ có thêm nhiều nền tảng online cho chúng ta thỏa sức bán hàng: nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, bán hàng đa kênh omni, ….Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải tạo ra một sản phẩm mà người dùng thực sự cần, sau đó chọn một nền tảng phù hợp với người dùng mà ta nhắm tới, thì cơ hội bán hàng của bạn sẽ cao hơn

Vd: Tôi giỏi nấu ăn, tôi có thể tạo ra nhiều món ngon. Vậy chắc chắn bạn cần có một quán ăn để phục vụ tại điểm và bạn cần có thêm một dịch vụ ship đồ ăn trong bán kính bao nhiêu đó để đảm bảo đồ ăn còn nóng, ngon.

Trong thế giới VUCA ngày nay, khi dịch bệnh còn chưa được kiểm soát, nếu bạn bước ra kinh doanh thì hãy nghiên cứu kết hợp cả online và offline, có cửa hàng truyền thống để khách hàng trải nghiệm thực tế nhưng cũng kết hợp công cụ online để tăng tính dễ tiếp cận mua hàng cho khách như: đặt và giao hàng tận nhà, phần mềm bán hàng và chăm sóc khách hàng…Hướng đến chuyển đổi số từng mảng: tài chính, nhân sự, kinh doanh, marketing,…để tối ưu mô hình kinh doanh của bạn.

Thứ 5. Học lại từ đầu

Kinh nghiệm chỉ giúp bạn trong công việc trước đó, và một phần nhỏ trong công việc sau này bạn chọn. Nên hãy luôn ở trong tâm thái “học lại mọi thứ từ đầu”

Học cách tạo ra sản phẩm

Học bán hàng, marketing

Học quản lý nhân sự

Học làm lãnh đạo

Học cách xây dựng mối quan hệ

Nhiều bạn nói với tôi “em kinh doanh đã không có thời gian, thời gian đâu đi học” và câu trả lời của tôi “tại vì bạn không học, làm kinh doanh không có phương pháp nên bạn mới không có thời gian”.

Nếu phải lựa chọn để học trong giai đoạn đầu khởi sự kinh doanh thì bạn cần đi học: Thiết kế sản phẩm, bạn hãy tạo ra sản phẩm có thể cuốn hút bất kỳ ai cũng muốn có nó, sở hữu nó và nói về nó. Sau đó đi học thêm về bán hàng và marketing. Đây là 3 kỹ năng cực kỳ quan trọng cho một người tay ngang bước ra kinh doanh

Thứ 6. Hành động

  • Muốn làm gì thì hãy viết kế hoạch ra mà thực hiện đi
  • Muốn học gì thì hãy lên lịch liên hệ với đơn vị tổ chức học đi
  • Hãy mua sách về đọc thêm vào
  • Mạnh dạn bước ra ngoài kia, chia sẻ sản phẩm của bạn với những người xa lạ và cầu thị lắng nghe ý kiến đánh giá từ họ

Chúc bạn sớm tìm được cho mình một công việc kinh doanh năm 2022!

Bạn quan tâm đến các khóa học của BQ Training hãy truy cập vào đây

Tác giả: Nguyễn Bão Quốc

Founder & CEO: BQ Training & Consulting Solutions

 

Có thể bạn quan tâm:

  • 2030 bạn sẽ kinh doanh như thế nào?

    Các nhà kinh doanh, khởi nghiệp đang “bối rối” trước hành vi tiêu dùng của thế hệ trẻ và chưa tìm ra cách tiếp cận phù hợp với thế hệ già tại thị trường Việt Nam. Mặc dù rất nhiều nhà kinh doanh đã làm đi làm lại “customer personal” nhưng vẫn chưa thực sự

  • Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

    Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổi lễ chung kết của cuộc thi SBC 2024 diễn ra tại Trường Đại học kinh doanh Hec Montreal Canada vào ngày 2 tháng 10 năm

  • Tài liệu về chuyển đổi số – Digital Transformation

    Chuyển đổi số là cụm từ không còn quá xa lạ với chúng ta, những năm gần đây thuật ngữ Digital transformation đã trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến Kể từ ngày 22/4/2022, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg, lấy ngày 10/10 hằng năm là “Ngày chuyển đổi

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of