Không giống như ngày xưa, khi mà chỉ cần nhìn thấy một mô hình kinh doanh ở đâu đó, chúng ta chỉ cần học đúng công thức và mạnh mẽ triển khai là đã thấy thành công. Ngày nay, do sự phát triển vượt bật của KHCN “khi mà một Start-up chỉ có 3 năm để trở thành 1 kỳ lân, các điều kiện kinh doanh không còn thuần túy như xưa thì các bạn khởi nghiệp cần phải vận dụng kỹ năng tư duy này nhiều hơn mới mong đạt được thành công. Rất tiếc một điều rằng không có trường ĐH nào dạy chúng ta “Kỹ năng tư duy phản biện”
Trong tất cả các lớp học của tôi, chiếm không quá 10% học viên sẽ tham gia Phản biện cùng với giảng viên về những điều chia sẽ và họ tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. 90% học viên còn lại sẽ rơi vào 2 dạng: biết mà không nói hoặc không biết cứ ngồi nghe một cách thụ động.
Vì sao hay nói Người Việt chúng ta không mấy chủ động trong các tình huống giao tiếp xã hội hay trong kinh doanh.
Theo tôi, không phải họ không chủ động mà có thể họ không đủ giỏi hoặc không đủ kiến thức trong tất cả các lĩnh vực, nên cái tâm lý Tự ti và cái lối tư duy “Tôi biết rồi”, để tụi nó chém gió nghe coi rồi cưỡi bĩu môi. Lý do chính có thể là họ thiếu “Tư duy phản biện”
Điều đầu tiên để có tư duy phản biện bạn cần phải học nhiều, đọc nhiều và trải nghiệm nhiều, để bộ não bạn hình thành các liên kết nơ ron. Sau đó phải thường xuyên đặt các câu hỏi và đảo ngược tình thế của vấn đề để tuy duy “đây là nguồn gốc của sự sáng tạo”
Vd: Khi một ý tưởng kinh doanh nào đó lóe lên trong đầu, thay vì vội vàng lấy giấy bút lập kế hoạch hay triển khai, hãy thử đặt câu hỏi “Tại sao – Ở đâu – Như thế nào, Ra làm sao…” và đảo ngược vấn đề “Nếu không phải cái đó thì có cái gì khác”
VÌ SAO TƯ DUY PHẢN BIỆN CẦN PHẢI CÓ TRONG KINH DOANH
Nó giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về mô hình kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, thị trường và khách hàng. Liên tục đặt và trả lời câu hỏi “Phản biện chính mình” là nguồn gốc giúp các bạn tìm đúng thị trường mục tiêu hướng tới, giá trị doanh nghiệp cần mang lại cho thị trường.
Có tư duy phản biện, bạn sẽ không phải học tập một cách mù quán, mà sẽ biến những kiến thức của người khác thành sự phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức của chính bạn trở nên tốt hơn
Vd: Trong các lớp học về bán hàng của tôi, rất nhiều học viên sau khi học xong, áp dụng thành công và họ gửi thư cảm ơn, nhưng cũng không ít bạn học rất nhiều lần mà vẫn không đạt như ý muốn, sau khi tôi tư vấn thêm mới hiểu một điều rằng các bạn ấy áp dụng một cách máy móc những gì tôi chia sẽ. Bởi lẻ, những thứ tôi chia sẽ nó là trải nghiệm của chính tôi, nó phù hợp với phong cách của tôi. Còn với bạn, hãy học bài học của tôi và biến nó thành vũ khí phù hợp cho chính bạn
Vậy, làm sao để có tư duy phản biện:
1/ Đọc nhiều sách, đa dạng sách : đọc để có ngôn từ, đọc để có kiến thức, đọc để có một thế giới quan khác biệt
2/ Nghe chủ động – tức là hãy nghe và đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ bằng chính sự hiểu biết và tư duy của mình (đừng mù quán tín khi chưa đủ luận chứng – luận cứ)
3/ Luôn đặt câu hỏi và giả định ngược lại vấn đề
4/ Tìm bằng chứng thực tế để chứng minh
Chúc tất cả các bạn thành công và học thêm được nhiều điều mới
Chào thân ái và quyết thắng !
Leave a Reply