Bạn đang nhấp một ngụm cafe và đang tận hưởng vị đắng qua lưỡi, qua cuốn họng rồi tận hưởng cái hậu vị vừa thơm vừa có vị đặc trưng của từng dòng cafe, trong một buổi sáng đẹp trời. Bổng bàn bên cạnh có mấy đứa bổng la to “muốn kinh doanh phải xây dựng chiến lược”, “mày xây dựng chiến lược chưa, kể ta nghe ta góp ý cho”, “chiến lược phải thế này…phải thế kia…”
Vậy, Chiến lược kinh doanh là cái gì, mà sao lắm người nói đến nó vậy.
Chắc hẳn thời gian vừa qua, bạn cũng bị cuốn vào phong trào khởi nghiệp mà giới truyền thông đang ra rã trên các báo, các hội nhóm, trên facebook….Chưa bao giờ ta nghe nói nhiều về kinh doanh như lúc này. Có bạn đang làm công việc ổn định, bổng nghĩ ngang về quê khởi nghiệp, có bạn vừa mới ra trường chân ướt chân ráo cũng khởi nghiệp, có người suốt ngày nói chuyện chiến lược và khởi nghiệp mà trong suốt cuộc đời họ chưa một lần DÁM KHỞI NGHIỆP, chưa một lần cầm giấy và bút để vẽ nên bất kỳ một chiến lược gì….Đa dạng lắm, nhưng hôm nay tôi sẽ chia sẽ cho bạn góc nhìn của tôi qua 3 lần khởi nghiệp và 3 lần xây dựng chiến lược (và bây giờ đang là lần thứ 4).
Cho phép tôi hỏi bạn một câu “MUỐN ĐI TỪ ĐIỂM A ĐẾN ĐIỂM B như trên hình” bạn đi như thế nào? có mấy cách để đi? đi bằng phương tiện gì?
Cách bạn xác định đi từ đâu đến đâu, đi như thế nào, phương tiện di chuyển, phương pháp đi, cách thức để vượt đèo, lội suối…Những thứ đó người ta gọi nó là chiến lược.
Xây dựng chiến lược là một phần không hề dễ, không giống mấy “chiên da” dỏm hay chém gió lung tung, và bạn cũng cần phân biệt đâu là “Chiến lược” và đâu là “chiến thuật”. Vì là một phần khó nên không nhiều bạn thực sự bước vào con đường kinh doanh chịu khó tìm tòi và học hỏi cái này “thường con người ta hay có tư duy khó quá bỏ qua” và cũng chính vì thế theo quan sát của tôi, những cửa hàng “mọc lên như nấm sau mưa” và cũng vội vàng đóng cửa khi mùa đông tới. Vd: phong trào trà chanh chém gió, phong trào trà sữa vỉa hè, mì cay 7 cấp độ, cafe mang đi, điểm checkin….Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi lặng lẽ của những phong trào này là CHIẾN LƯỢC không tốt hoặc chưa thực sự xây dựng chiến lược nào cả. Phần đông là họ bắt chước theo số đông mà giới trẻ hay nói là “Trends”, thấy người khác làm gì thì mình làm nấy, không có điểm khác biệt, hướng vào cùng một nhóm đối tượng và dễ thay đổi chỉ sau vài tháng là im lìm. Đúng với bản chất câu “tưng bừng khai trương, im lìm đóng cửa”.
Trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình kinh doanh SO Group – Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năm 2014 của mình, tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu “Ai là đối tượng khách hàng chính tôi phải phục vụ”, họ cần gì ở mô hình kinh doanh của tôi, tôi phải tiếp cận họ bằng cách nào….SO Group ra đời sẽ giúp họ giải quyết nổi đau gì (tại thời điểm năm 2014, rất nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng đỏ nhưng lại không xin được việc, trong khi đó những người vận hành doanh nghiệp như tôi thì lại không tuyển được ứng viên phù hợp – lúc này tôi đã là giám đốc miền trung của PAN). Và tôi nhìn thấy một điểm để nối các mắc xích lại với nhau “sinh viên chỉ được đào tạo về kiến thức, còn kỹ năng làm việc, các kỹ năng mềm gần như không có” mà để thành công ở doanh nghiệp, chúng tôi rất cần những KỸ NĂNG này. Chính vì vậy SO Group ra đời với sứ mệnh giúp các bạn SINH VIÊN ra trường có thêm đủ kỹ năng để sớm thành công hơn trong công việc của doanh nghiệp.
Một buổi chia sẻ về chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Startup
Trước khi thực sự bắt tay vào xây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình bạn cần phải xây dựng được:
1.Khách hàng của bạn là ai? và bạn đang bán sản phẩm gì?
– Việc xác định khách hàng của bạn là ai rất rất quan trọng, qua rồi cái thời “trăm người bán, vạn người mua” cái thời đó bạn chỉ cần có một sản phẩm là có hàng tá người muốn sở hữu, hay đơn giản cũng không còn cái thời mà Facebook mới vào VN, cái gì cũng mới mẻ, chỉ cần đăng lên facebook cá nhân một sản phẩm bắt mắt với một vài lời cam kết là đã có thể bán cả trăm đơn hàng….Bây giờ, khách hàng có quá nhiều thông tin và sự lựa chọn, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt bởi nhiều người từ ông lớn trong ngành bán lẻ như: BigC, Amazon, TIKI,…đến các ông học sinh trung học cũng có thể có một cửa hàng bán hàng online được. Vậy bạn sẽ cạnh tranh ở phân khúc nào và phục vụ cho ai
– Sẽ không còn phù hợp nếu nói “tất cả khách hàng đều là khách hàng” nếu như vậy thì bạn chẳng có khách hàng nào cả, bởi vì mỗi một phân khúc khách hàng (theo độ tuổi) sẽ có nhu cầu khác nhau, hành vi mua hàng khác nhau, nổi đau khác nhau…Và bạn, chắc chắn không đủ nguồn lực để đáp ứng tất cả,
– Việc xác định khách hàng của mình là ai sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn, hiểu rõ họ muốn gì, họ cần gì, và từ đó mới thiết kế sản phẩm, mô hình dịch vụ của mình theo đúng nhu cầu của khách.
Để làm tốt việc này, bạn nên sử dụng công cụ Customer Personal để mô tả chân dung khách hàng cụ thể của mình
- Khách hàng, người đó nhìn thấy gì?
- Họ nghe thấy gì?
- Họ cảm nhận như thế nào?
- Họ suy nghĩ gì, làm gì và nói gì?
- Cuối cùng, điều gì làm họ hạnh phúc
Sản phẩm của bạn có gì khác biệt?
- Sản phẩm của bạn làm ra theo sở thích của bạn hay sở thích của khách hàng, thị trường ngoài kia
- Sản phẩm của bạn có điểm mạnh, điểm yếu gì
- Sản phẩm của bạn có gì thực sự khác biệt so với số đông ngoài kia đang bán
- Sản phẩm của bạn có được đầu tư nghiên cứu một cách bài bản hay chưa?
2. Vì sao, khách hàng phải mua hàng của bạn?
- Bạn phải trả lời được câu hỏi này, lý do gì khách hàng phải bỏ tiền mua hàng của bạn thay vì của người khác
Trong marketing có mấy CÁI NHẤT và bạn chọn cho mình cái NHẤT nào để đáp ứng thị trường bạn chọn: Nhanh Nhất – Rẻ nhất – Tốt nhất. Trong Nhanh nhất có yếu tố Sớm Nhất và Mới nhất. Ví dụ: Bạn nhận thấy ở quê mình chưa có mô hình cửa hàng bỉm ta cho bé và bạn là người xây dựng mô hình đó Sớm nhất ở khu đó và bạn sớm có được thị trường.
(Bài dài, theo dõi để đọc bài tiếp theo của tôi bạn nhé..)
Nội dung tiếp theo sẽ là?
- Cách thức đặt tên thương hiệu, nhận diện thương hiệu
- Cách thức truyền thông online và offline
- Phương pháp bán hàng
- Phương pháp marketing.
Nếu bạn cần một người COACH giúp bạn định hướng và cầm tay chỉ việc cho bạn trong kinh doanh hãy liên lạc cho tôi ở số hotline: 0916145151
Nguyễn Bão Quốc
Founder & CEO: BQ Training & Consulting solutions.
Phó chủ tịch Hội Khởi nghiệp sáng tạo Tam Kỳ – Quảng Nam
Phó chủ tịch JCI Da Nang 2020
Nguyên: Giám đốc miền trung của công ty CPTM PAN – Tập đoàn The Pan Group
Leave a Reply