Các bước để trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào

3 Lý do bạn cần trở thành một CHUYÊN GIA

1. Khách hàng tin vào những “Chuyên gia” hơn những người đi sau, ăn theo
2. Chuyên gia là những người cho khách hàng “Câu trả lời tốt nhất khi họ cần”
3. Khách hàng thích mua sản phẩm/dịch vụ từ chuyên gia.

Vậy làm thế nào để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn ?

1. Đánh giá khả năng và tóm tắt lại kiến thức, sự hiểu biết về chiều sâu và rộng của bạn

– Bước này rất quan trọng, bởi nó sẽ cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh bạn đang là ai, bạn đang có gì và bạn cần phải học, làm những gì tiếp theo đây.
Vd: Bạn muốn trở thành một chuyên gia giỏi bán hàng, bạn cần phải biết những kiến thức cần thiết và chuyên sâu của một người bán hàng hạng chuyên gia là gì?
+ Bán như không bán
+ Thấu hiểu người khác qua hành vi
+ Kỹ thuật trình bày xuất sắc
+ Kỹ năng chốt sales siêu đỉnh
+ Kỹ thuật đàm phán tài ba
+ Kỹ năng giữ chân khách hàng
Bạn đã có được những gì, bạn cần sở hữu thêm những kỹ năng, kiến thức gì để đạt được level đó.
2. Xác định “mục đích chuyên gia ” của bạn, cái này phải là thứ bạn muốn mình trở thành.
Có người muốn trở thành chuyên gia Marketing, bán hàng, Kỹ sư trưởng, chuyên gia đào tạo, đàm phán, thuyết trình trước công chúng…
Vd: Tôi muốn trở thành chuyên gia trong mảng Huấn luyện viên kinh doanh (Business Coach), tôi đã dành ra khoảng 7 năm để học và trải nghiệm, thử sai và làm lại và bây giờ tôi đã được cộng đồng đón nhận với vai trò là Mentor & Coach của nhiều dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp
Hồ sơ chuyên gia của tôi: Xem tại đây

3. Viết bài mô tả ngắn gọn, lời giới (30’-1 phút) về chuyên gia (làm sao để người khác ấn tượng bạn trong lần đầu gặp mặt.

Vd: Ngày xưa Tôi là Quốc S-a-l-e-s bởi vì cái gì tôi cũng bán được, bây giờ tôi là Quốc Coach, Quốc Mentor startup

Bạn có thể xem hồ sơ 1 phút của tôi: tại đây

4. Xác định điểm mạnh, điểm yếu (ông bà hay nói sở trường, sở đoản), lợi thế khác biệt chỉ bạn có

Việc này rất quan trọng, cuộc đời bạn giống bánh xe, bạn muốn lăn đều và quay tròn thì bạn cần phải làm cho mọi khía cạnh trong đời sống của bạn phải tròn đều thì lúc đó chiếc xe mới tiến về phía trước một cách mạnh mẽ. Việc xác định điểm mạnh giúp cho bạn biết mình vượt trội hơn người khác chỗ nào, tận dụng thế mạnh đó để phát huy. Biết điểm yếu để khắc phục, bù đắp.

5. Xác định trong lĩnh vực của bạn ai là thầy, ai là đối thủ, họ đang làm gì và bạn dự định sẽ làm gì để trở nên khác biệt

Biết để học hỏi, ai giỏi gì mình học đó, biết đối thủ làm gì để mình né tránh hoặc làm tốt hơn. Nói chung bạn phải có sự khác biệt, phong cách riêng của bạn để thị trường nhận ra bạn là ai? chính là cách bạn định vị bản thân và thương hiệu như thế nào trong thị trường đó.

6. Tạo dựng Thương hiệu cá nhân, quan điểm sống riêng của mình (để tạo sự khác biệt)

Để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, ngoài việc phấn đấu phát triển của bản thân, bạn còn phải được cộng đồng công nhận, chính vì vậy bạn phải có phong cách sống, quan điểm, đạo đức, thái độ một cách chuẩn mực và riêng biệt để trở nên khác biệt trong thị trường

7. Nghiên cứu, thu thập luận chứng để bảo vệ luận điểm của mình

Mỗi một phát biểu của chuyên gia nói ra đều cần có những luận chứng để chứng minh cho những lời nói đó, những luận chứng đó có thể là những trải nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống, những nghiên cứu khoa học hoặc những bài học từ sự thành công và thất bại của người khác. Nói chung bạn cần có tư duy lập luận logic cho những luận điểm riêng của bạn.

8. Xây dựng cộng đồng bằng sự lãnh đạo dẫn dắt

Bất cứ một chuyên gia nào cũng cần có một cộng đồng của riêng họ, có thể là cộng đồng online, offline, cộng đồng chuyên môn, cộng đồng Public…Hãy xây dựng cộng đồng riêng của bạn.

9. Xây dựng hệ thống, quy trình và cách thức làm việc riêng của bạn

Mỗi chuyên gia có nguyên tắc làm việc riêng, tuân thủ, kỷ luật. Hãy xây dựng riêng cho bạn một quy trình, hệ thống phù hợp với bạn
Quy trình làm việc, hệ thống thông tin, phản hồi, PR, marketing…

10. Viết báo, viết sách, ebook, sách, tài liệu…nhằm chia sẻ kiến thức cho cộng đồng

Một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng của chuyên gia là khả năng viết và chia sẻ kiến thức, góc nhìn, quan điểm qua những bài viết của mình để giúp cho khán thính giả có thêm nhiều góc nhìn. Nếu bạn chưa có kỹ năng này thì hãy luyện nó, muốn viết hay trước hết phải biết viết và tập luyện kỹ năng này thật nhuần nhuyễn

11. Xây dựng các chương trình riêng, tạo dấu ấn riêng.

Mỗi chuyên gia được định vị bởi một vài chương trình riêng ghi dấu ấn của họ. Nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực nói chuyện trước công chúng thì chương trình nào sẽ ghi dấu ấn của bạn?

Vd: Tôi có 02 chương trình cho sinh viên: Bạn là CEO cuộc đời bạn, định vị mục tiêu thay đổi cuộc đời đã chia sẻ cho hàng ngàn sinh viên của các trường Đại học Bách khoa, FPT, Duy Tân, Greenwish, BTEC,….Và một chương trình b-á-n h-à-n-g chuyên sâu cho doanh nghiệp: Seri-S.a.l.e.s Success
Chương trình đào tạo cho 600 sinh viên ưu tú của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

12. Lắng nghe ý kiến khách hàng và liên tục đổi mới, cải tiến chương trình, cách thức, bản thân

Đỉnh cao vinh quang của chuyên gia được lâu hay nhanh là phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu chí này, ông bà luôn có câu “Sông Trường Giang sóng sau xô sóng trước”

Nếu bạn không liên tục học hỏi và nâng cấp bản thân thì bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi cuộc chơi

13. Học hỏi: Nâng cấp bản thân lên các Level cao hơn để phục vụ nhiều nhóm khách hàng hơn.

Mỗi thị trường, mỗi phân khúc khách hàng đòi hỏi sự chuyên nghiệp khác nhau, chính vì vậy bạn càng cần nâng cấp liên tục bản thân phù hợp với từng thị trường bạn hướng tới

14. Phản biện: Thường xuyên suy ngẫm, phản biện bản thân để thấu hiểu mình hơn

Phản biện là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, nó giúp bạn hiểu sâu hơn về con người bạn, những mục tiêu bạn muốn đạt được, tầm nhìn và sứ mệnh bạn muốn đạt được.
Phản biện giúp bạn hiểu sâu vào vấn đề, cho bạn nhiều góc nhìn và từ đó giúp bạn có những quyết định đúng
Nguyễn Bão Quốc
Founder & CEO BQ Training

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of