Các nhà kinh doanh, khởi nghiệp đang “bối rối” trước hành vi tiêu dùng của thế hệ trẻ và chưa tìm ra cách tiếp cận phù hợp với thế hệ già tại thị trường Việt Nam.
Mặc dù rất nhiều nhà kinh doanh đã làm đi làm lại “customer personal” nhưng vẫn chưa thực sự tìm ra được “điểm chạm” để tự tin thiết kế chiến lược hoặc ra kế hoạch thực thi điều mình muốn…hoang mang!
Định nghĩa về tuổi nghĩ hưu 60t có vẻ sẽ không còn phù hợp nữa, công nghệ đã làm thay đổi tất cả, những người có năng lực công nghệ tốt sẽ tiếp tục lai động và tạo ra giá trị thặng dư (chênh lệch lực lượng lao động giữa trẻ và già ở một số lĩnh vực không còn là rào cản)
Theo thống kê: Việt Nam đang có khoảng 16.179.824 người từ 60 tuổi trở lên (chiếm gần 17% số dân số) (cũng là thị trường tương đương với 3% nhóm người tiên phong + 14% nhóm tiêu dùng sớm trong b-á-n h-à-n-g/) và khoảng 15-20 năm tới nhóm này sẽ có sự gia nhập của Gen Y (Thế hệ đang làm chủ kinh tế hiện nay)
Chưa bao giờ, tôi nhận thấy “Quan điểm sống” là từ khoá “cốt lõi” chúng ta cần đưa vào phân tích kỹ hơn để nhìn nhận khách hàng một cách tốt hơn, thế hệ cuối thập niên 1970 & Millennials (1980-1994) đang là nhóm khách hàng chi tiêu chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường VN và cũng là nhóm ảnh hưởng lớn đến kinh tế VN.
Điều gì đang ảnh hưởng đến “Quan điểm sống”
1. Quan niệm về thiện ác, tốt xấu, được mất, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng….các chuẩn mực về hành vi…phụ thuộc vào hình thái phát triển của xã hội và nền tảng giáo dục cốt lõi của từng nhóm người.
2. Lối sống: các hoạt động sống theo những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội (xã hội quan), cụ thể hơn: lao động sản xuất, chính trị, văn hoá, tinh thần, những hoạt động diễn ra hàng ngày
3. Giao lưu văn hoá: Thế giới phẳng, chúng ta thực ra chỉ khác nhau ở múi giờ còn lại cơ bản con người ở các nền văn hoá khác nhau đã bắt đầu có sự du nhập, hoà nhập lẫn nhau…nên sẽ thay đổi rất nhiều trong quản điểm sống của người phương đông, phương tây…
Vì vậy, những nhà sáng tạo cần đi sâu hơn nữa vào “cốt lõi” vấn đề hơn là những gì “mắt thấy tai nghe”, những việc có thể “hỏi chị google” được không còn là then chốt, theo quan điểm cá nhân tôi mấu chốt nằm ở nền tảng học vấn và khả năng phân tích vấn đề của một người mới là yếu tố quan trọng.
Vậy các nhà kinh doanh và khởi nghiệp nên làm gì?
1. Đánh giá lại mô hình kinh doanh
2. Chuẩn bị trước cho tương lai thay đổi (nhóm khách hàng của tương lai)
3. Phân tích và xây dựng lại “hành trình trải nghiệm khách hàng”, tìm ra “những điểm chạm cảm xúc ẩn dấu bên trong nhóm khách hàng đang phục vụ”
4. Thiết kế lại Mô hình kinh doanh mới cho phù hợp
5. Chuyển đổi số và tiến tới chuyển đổi số toàn diện (cần áp dụng đổi mới sáng tạo và lãnh đạo sự thay đổi)
6. Xây dựng lại mô hình “vùng lợi nhuận” mới
7. Dự trù rủi ro & hoạt động ĐMST (xây dựng ngân sách hoặc bắt đầu tích luỹ ngân sách cho 02 hoạt động này)
07.11.2024 (Nguyễn Bão Quốc)
Leave a Reply