Chinh phục khách hàng, bạn có biết mình đang phục vụ ai?

Bán hàng khó hay dễ còn phụ thuộc vào mức độ hiểu khách hàng của bạn đến đâu, hiểu hành vi mua, hiểu tính cách, hiểu nhu cầu. Và mỗi nhóm khách hàng như vậy bạn cần phải có kịch bản giao tiếp, kịch bản chốt sales khác nhau, nó cũng giống như câu nói “mây tầng nào thì sẽ gặp gió tầng đó”. Bạn không thể dùng một kịch bản chung chung để nói chuyện với tất cả mọi người.

5 cấp độ “khó” của khách hàng, theo kinh nghiệm của tôi sẽ cho bạn thêm những trải nghiệm, góc nhìn để bạn xây dựng cho mình những giải pháp bán hàng tốt hơn trong tương lai.

Cấp độ 1: Cực kỳ khó tính

  • Luôn chất vấn rất nhiều, hỏi rất nhiều thông tin, trên gương mặt lúc nào cũng tỏ thái độ chưa thực sự hài lòng (đôi khi có chút cau có và nóng giận), hay làm lơ các thông tin tư vấn (nhưng thực chất vẫn đang nghe và nhớ rất kỹ), hay hỏi lại hoặc xoáy sâu vào một vấn đề chi tiết (hoặc một điểm nào đó mà người tư vấn bán hàng nói chưa chính xác). Đối với khách hàng này thường cân nhắc rất kỹ trước khi mua (họ thường chọn vài nhà cung cấp cùng mặt hàng) so sánh từ chất lượng, giá cả, dịch vụ hậu mãi, chế độ bảo hành, sự quan tâm nhiệt tình của nhân viên, tính chuyên nghiệp của dịch vụ, sự nổi tiếng của thương hiệu…Và họ luôn muốn “họ là thượng đế” và mọi người phải tôn trọng và phục vụ một “thượng đế” như họ. Họ luôn thể hiện mình là người hiểu biết mọi thứ và họ tỏ vẻ thái độ hàm ý “đừng cố mà múa rìu qua mắt thợ”. Với những khách hàng này họ rất thích sĩ diện, món hàng nào làm tăng thêm sự đẳng cấp, phong cách sống, hoặc cho họ cảm giác được nể trọng là họ dễ hài lòng.
  • Bây giờ, bạn cần xây dựng kịch bản bán hàng phù hợp cho nhóm đối tượng này? Bạn biết mình sẽ làm gì khi gặp người THƯỢNG ĐẾ này chưa?

Cấp độ 2: Khó tính.

  •  Họ là người biết nhiều, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và đặc biệt là giá cả phù hợp, họ thường mua những gì mà trong ngân sách định biên sẽ phải mua, nếu một món hàng nào vượt ngân sách thường họ sẽ bỏ qua. Họ cũng quan tâm đến thương hiệu sản phẩm nhưng họ lại thích nghe những phản hồi của những người mua trước đó (nếu bạn có những phản hồi tích cực từ những người mua trước đó hãy nói cho khách hàng này biết).
  • Họ hay mặc cả, nhưng nếu bạn có cách giải thích hợp lý thì họ cũng sẵn sàng tiếp thu.
  • Thường đơn hàng sẽ được chốt kèm theo một vài điều kiện hỗ trợ thêm (nếu bạn có các chương trình bán hàng tốt, chính sách khuyến mãi hãy sử dụng nó một cách hợp lý). Với khách hàng khó tính, thì mức độ quan tâm của họ sẽ chú trọng vào những yếu tố sau: Thương hiệu, chất lượng, giá cả, dịch vụ hậu mãi, các chương trình khuyến mãi, chăm sóc sau bán hàng.

Cấp độ 3: Bình thường

  • Họ sao cũng được, chỉ cần chấp nhận được trong ngưỡng giá kỳ vọng và chất lượng đáp ứng với giá đó là họ chấp nhận. Với những khách hàng này, mức độ thân thiện, chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng sẽ thuyết phục tốt và giúp quá trình bán hàng, chốt sales diễn ra nhanh hơn

Cấp độ 4: Dễ tính

  • Nhóm khách hàng rất hòa đồng, cởi mở trong mọi tình huống, họ thích mua sản phẩm của những người họ thích, họ cũng ít khi có mặc cả, chỉ cần bạn cung cấp đủ thông tin sản phẩm, nhu cầu sử dụng, chất lượng đảm bảo và giá thành hợp lý thì họ chấp nhận sản phẩm bạn rất nhanh

Cấp độ 5: Dễ dãi.

  • Có một câu nói gắn liền với nhóm này “thích là nhích” có nghĩa là Thích thì mua, không quan tâm giá cả, họ rất thích mua hàng từ mọi người, đôi khi chỉ vì thích một ai đó và họ muốn ủng hộ (Chứ chưa chắc họ sẽ có nhu cầu cho sản phẩm đó). Nhóm khách hàng này cực kỳ thân thiện. Nên trong nhà của họ lúc nào cũng nhiều đồ và đôi khi có những món đồ chưa bao giờ được dùng đến.

 

Có thể bạn quan tâm:

  • Sales & marketing, có nên tách rời nhau

    Từ trước đến nay, khi vận hành doanh nghiệp, chúng ta luôn thống nhất với nhau một điều là bộ phận kinh doanh đem về doanh số “đem tiền” về cho doanh nghiệp. Còn bộ phận marketing thì đem tiền doanh nghiệp chi cho các hoạt động truyền thông, marketing…Và thứ duy nhất bộ phận

  • Tài liệu xây dựng chiến lược marketing

    Tài liệu hay về Marketing: Bài giảng xây dựng chiến lược marketing. Link download: Tại đây quy trình Tele-marketing: Link download Tại đây #marketing #bqtraining #nguyenbaoquoc #startupmentoring

  • E hybrid mentoring (tools) – Bộ công cụ giúp bạn phát triển doanh nghiệp

    Đã rất nhiều năm, mãi loay hoay (xoay quần) với doanh nghiệp của mình mà vẫn không tìm thấy lối ra, tập trung vào sản xuất thì doanh số bán hàng giảm, tập trung vào bán hàng thì nhân sự nẩy sinh vấn đề, tập trung vào marketing thì tài chính bị lỗ hổng. Cũng

Leave a Reply

avatar
  Subscribe  
Notify of